5 lợi ích của QMS trong quá trình sản xuất

Tìm hiểu cách hệ thống quản lý chất lượng (QMS) giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng sự hài lòng của khách hàng.

Khái niệm QMS

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang loay hoay tìm giải pháp để giải quyết bài toán tiết kiệm chi phí, thời gian sản xuất đồng thời chất lượng của sản phẩm được nâng cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thấu hiểu được những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp sản xuất gặp phải, QMS (Quality Management System) thuộc chuỗi phần mềm của fCIM đã được ra đời. QMS là phần mềm quản lý chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm và nhập kho.

QMS bao gồm 3 bước:

  • IQC (Input Quality Control): Kiểm soát chất lượng Nguyên vật liệu đầu vào kho, đảm bảo chất lượng hàng hóa Nhà cung cấp và ngăn chặn kịp thời
  • PQC (Processing Quality Control): Kiểm soát chất lượng trong sản xuất: đánh giá chi tiết chất lượng trên từng công đoạn, từ đầu vào sản xuất đến bao gói
  • OQC (Output Quality Control): Kiểm soát thông tin sản xuất lô hàng. Đánh giá chất lượng sản phẩm trước nhập kho, đóng gói hồ sơ sản xuất sản phẩm

Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất QMS

Tổng quan quy trình QMS

QMS giúp kiểm soát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến khi hoàn thành sản xuất thành sản phẩm để bán

Kiểm soát quy trình sản xuất:

  • Hỗ trợ kiểm soát trên toàn bộ các quy trình sản xuất
  • Khai báo lỗi, cập nhật nguyên nhân ứng với công đoạn sản xuất
  • Liên thông liền mạch giữa các công đoạn sản xuất
  • Kiểm soát và cập nhật theo thời gian thực:
  • Kiểm soát quy trình sản xuất theo thời gian thực (thống kê chi tiết lỗi, công đoạn sản xuất), tình trạng
  • Truy xuất dữ liệu sản xuất
  • Đóng gói hồ sơ sản xuất theo lệnh
  • Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản xuất tức thời (chất lượng, tình trạng, dữ liệu các công đoạn sản xuất)

Báo cáo thống kê:

  • Báo cáo chất lượng từng công đoạn hoặc đóng gói theo lệnh sản xuất
  • Phân tích chất lượng trước trong và sau sản xuất giúp cải tiến chất lượng sản phẩm – quy trình

IQC – Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu mua hàng

  • Kiểm tra thông tin lô hàng về
  • Tiến hành đánh giá theo các tiêu chí kiểm tra linh hoạt trên QMS ứng với từng loại nguyên vật liệu
  • Kiểm soát nhập kho nguyên vật liệu dựa trên các tiêu chuẩn KSCL
  • Phê duyệt
  • Lô hàng được nhập kho chờ đưa vào sản xuất

PQC – Quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

  • Tiếp nhận thông tin KH sản xuất
  • Thực hiện quy trình KSCL theo các công nghệ sx
  • Kiểm tra đánh giá nhanh NVL trước khi cho vào sản xuất
  • Kiểm soát chất lượng theo kế hoạch trong sản xuất từng công đoạn
  • Thu thập thông tin sản xuất trên từng công đoạn đến chờ nhập kho

OQC – Quy trình kiểm soát chất lượng nhập kho

  • Kiểm soát toàn bộ thông tin sản xuất theo lệnh sản xuất dựa trên quá trình
  • Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trước nhập kho sản xuất
  • Phê duyệt nhập kho
  • Nhập kho sản xuất Đóng gói hồ sơ sản xuất sản phẩm

Tại sao nên sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng sản xuất FCIM QMS

  • Thiếu Kiểm Soát Chất Lượng Hiệu Quả

Khi không có hệ thống QMS, việc theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra thường không được thực hiện chặt chẽ. Điều này dẫn đến việc sản phẩm có thể không đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng, từ đó làm giảm niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và doanh nghiệp.

  • Quản Lý Thông Tin Chất Lượng Không Linh Hoạt

Thông tin về chất lượng sản phẩm thường bị phân tán và khó theo dõi khi không có hệ thống QMS. Điều này làm cho việc quản lý chất lượng trở nên kém linh hoạt và ít hiệu quả, vì không có một nguồn thông tin tập trung để đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác.

  • Khó Khăn Trong Việc Đáp Ứng Yêu Cầu Của Khách Hàng

Do thiếu hệ thống QMS, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc theo dõi và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của khách hàng. Việc này có thể dẫn đến việc mất cơ hội kinh doanh và khả năng tiếp thị, do không thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.

  • Lãng Phí Trong Quy Trình Sản Xuất

Quy trình sản xuất trở nên cồng kềnh và tốn thời gian khi không có quy trình rõ ràng và công cụ hỗ trợ. Điều này gây lãng phí tài nguyên và làm gia tăng chi phí vận hành, do thiếu sự tối ưu hóa và quản lý hiệu quả trong các bước sản xuất.

  • Thiếu Cơ Sở Dữ Liệu Tin Cậy

Khi không có hệ thống QMS, thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm không được lưu trữ và quản lý một cách chính xác. Điều này tạo ra khó khăn trong việc kiểm tra và xác minh chất lượng sản phẩm, vì không có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để tham khảo.

  • Khó Khăn Trong Việc Tuân Thủ Quy Định Và Tiêu Chuẩn Ngành

Sự thiếu hụt hệ thống QMS có thể dẫn đến việc không tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ngành. Điều này không chỉ làm gia tăng nguy cơ bị phạt mà còn có thể gây thiệt hại về danh tiếng của doanh nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng.

Lợi ích khi sử dụng hệ thống FCIM QMS

Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) mang lại vô số lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Một số lợi ích nổi bật mà hệ thống mang lại:

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: QMS giúp duy trì tiêu chuẩn chất lượng ổn định cho mọi sản phẩm, giảm thiểu sự sai lệch vaf lỗi hỏng. Thông qua việc thu thập và phân tích phản hồi của khách hàng, QMS giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu thị trường. Khi chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ chuyên nghiệp sẽ tạo được lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: QMS giúp doanh nghiệp xác định các công đoạn không cần thiết, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và nhân lực. QMS khuyến khích việc cải tiến liên tục các quy trình, giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường và công nghệ. Khi cải tiến liên tục, các quy trình được tối ưu hóa giúp tăng năng suất lao động và giảm thời gian sản xuất

Giảm chi phí: QMS giúp giảm thiểu chi phí do lỗi sản phẩm, lãng phí nguyên vật liệu và thời gian ngừng máy. Và còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực như năng lượng, nguyên vật liệu và nhân lực.

Tăng cường sự cạnh tranh: Chất lượng sản phẩm ổn định và dịch vụ tốt giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Với các doanh nghiệp sản xuất có chứng nhận chất lượng thường có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào các thị trường quốc tế.

Cải thiện môi trường làm việc: Hệ thống QMS giúp doanh nghiệp, minh bạch, khuyến khích sự tham gia của nhân viên. Hơn nữa, hệ thống còn giúp giảm thiểu các rủi ro về an toàn lao động và môi trường.

Tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn: Sử dụng hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của ngành. Điều này giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị phạt về pháp lý và giúp danh tiếng của công ty không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Hệ thống FCIM là gì? Và 11 phân hệ trong hệ thống FCIM

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments